Nhảy dây từ lâu đã được biết đến là một trong những môn thể thao tuyệt vời mang đến cho cơ thể rất nhiều lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu bạn vẫn còn đang chưa biết rõ những tác dụng của nhảy dây mang lại cho cơ thể thì đừng bỏ qua nội dung bài viết sau đây.
Khám phá 5 tác dụng của nhảy dây đối với cơ thể
Nhảy dây được xếp vào top những bài tập dễ thực hiện phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi. Hoạt động này được rất nhiều người yêu thích bởi nó mang đến những lợi ích tuyệt vời sau:
Nhảy dây giúp giảm cân hiệu quả
Nhảy dây là một trong những bài tập được đánh giá tương đối cao về hiệu quả trong việc giảm cân. Đây là một hình thức vận động cardio giúp đốt cháy nhiều calo và thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể được diễn ra một cách nhanh hơn. Ngoài ra, bài tập này cũng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhóm cơ khác nhau. Điều này góp phần mang đến cho bạn một cơ thể thon gọn và săn chắc.
Tác dụng của nhảy dây: giúp hạn chế tình trạng chấn thương chân
Nhảy dây ngoài mang lại hiệu quả vượt trội trong việc giảm cân thì nó còn giúp cải thiện sức mạnh của các cơ ở xung quanh cổ chân, bàn chân. Chính vì thế, việc tập luyện thường xuyên này sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương khi tham gia vào các bài tập nặng. Nó sẽ đặc biệt phát huy tác dụng đối với những người chơi: bóng đá, điền kinh, bóng rổ,… phải dừng lại đột ngột khi đang chạy nhanh.
Nhảy dây mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch
Việc nhảy dây thường xuyên theo nghiên cứu cũng mang lại những tác động tích cực đối với tim mạch. Theo khuyến cáo của một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe, để cải thiện sức khỏe của phổi và tim mạch thì chúng ta nên thực hiện nhảy dây trong khoảng từ 3-5 lần với thời gian trung bình mỗi lần là 15-20 phút. Hãy duy trì bài tập này một cách thường xuyên bạn sẽ thấy được những hiệu quả vượt trội đối với sức khỏe mà nó đem lại.
Nhảy dây có khả năng tác động tích cực lên tâm trạng
Nhảy dây có khả năng mang đến những tác động tích cực với tâm trạng bởi nó kích thích sản sinh hormone hạnh phúc. Từ đó sẽ giúp bạn luôn cảm thấy vui vẻ và mọi áp lực trong công việc, cuộc sống dần như sẽ tan biến. Ngoài ra, khi thực hiện bài tập này và nhận được những thay đổi tích cực của cơ thể mình, từ đó bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Đặc biệt, đây còn là cách giúp tạo động lực cho bạn tự tin hoàn thành mọi công việc khó khăn trong cuộc sống.
Nhảy dây giúp làm tăng mật độ xương
Tác dụng của nhảy dây trong việc làm tăng mật độ xương chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên những bé gái trong độ tuổi từ 11 – 14 đã công bố rằng, những bé thực hiện nhảy dây thường xuyên sẽ có tỷ lệ mật độ xương cao hơn so với nhóm không nhảy. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp những vấn đề về xương khớp như: loãng xương, giòn xương,… thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tự ý thực hiện bất cứ bài tập nào.
Tổng hợp các lưu ý quan trọng khi nhảy dây
Qua bài viết trên đây, chúng ta có thể thấy những tác dụng tuyệt vời của nhảy dây mang lại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng vượt trội của bài tập này thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Trước khi chính thức bước vào quá trình nhảy dây bạn cần thực hiện thao tác khởi động để tránh những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Đây dường như là bài tập bắt buộc đối với mọi phương thức tập luyện chứ không riêng gì nhảy dây.
- Khi mới bắt đầu bài tập bạn chỉ nên nhảy với tốc độ vừa phải sau đó sẽ tăng dần lên ở những ngày tiếp theo. Tốc độ được đánh giá là phù hợp với hầu hết những người tập luyện là 60-70 lần/phút.
- Tuyệt đối không nên nhảy dây trong tình trạng bạn đang cảm thấy quá đói hoặc quá no. Việc tập luyện khi đói sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng và có thể dẫn tới tình trạng hạ đường huyết. Ngược lại, nếu bạn tập thể dục khi vừa ăn no sẽ gây ra tác động xấu đến dạ dày.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề tác dụng của nhảy dây. Bài tập này chắc chắn sẽ mang đến những thay đổi tích cực với cơ thể nếu như bạn biết kết hợp nó với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.